Vắc xin Pfizer COVID-19 được Bộ Y tế Canada phê duyệt

Bộ y tế Canada đã phê duyệt vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19, cho phép sử dụng tại quốc gia này, và dự kiến những liều vắc xin đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng trong tuần tiếp theo.

Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lại loại virus corona mới của Canada, vì đây là loại vắc xin đầu tiên được phê duyệt.

Bộ y tế liên bang nhận thấy loại vắc xin này hiệu quả và có thể an toàn sử dụng cho người Canada, đồng nghĩa với việc cơ quan chịu trách nhiệm cho việc triển khai vắc xin hiện đã có thể bắt đầu tiến hành đưa vào sử dụng.

“Vì cần có thời gian để chuẩn bị vắc xin nên chúng tôi mong vắc xin đến Canada càng sớm càng tốt” – thiếu tướng Danny Fortin, người dẫn đầu việc triển khai từ Bộ y tế công cộng Canada cho biết, những liều vắc xin đầu tiên có thể bắt đầu đưa ra vào giữa tuần sau.

Việc phê duyệt sẽ bao gồm một tiến trình tiêm chủng đại trà trên toàn quốc. Kế hoạch bắt đầu việc tiêm chủng cho toàn dân dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4 năm 2021, với mục tiêu tất cả người dân Canada sẽ được tiêm ngừa vào cuối năm sau, với một trong số những loại vắc xin đang được cân nhắc.

Theo Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu tại Hạ viện chiều thứ Tư, “Đây là một vấn đề lớn”, đồng thời cảm ơn những y bác sĩ, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học đã góp sức tạo ra loại vắc xin COVID-19 đầu tiên. “Trong tuần tới Canada sẽ đón nhận 30.000, và con số ấy sẽ lớn hơn rất nhiều trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một mùa đông khó khăn ở phía trước và chắc chắn chúng ta sẽ có thể cùng nhau vượt qua”.

“Bộ y tế Canada đã xác định rằng vắc xin Pfizer-BioNTechc có thể đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Bộ về mức độ an toàn, tính hiệu quả và chất lượng để có thể sử dụng cho người dân Canada” – Bộ cho biết, kèm theo hàng loạt các tài liệu liên quan đến quyết định, với hứa hẹn sẽ đưa ra thêm thông tin về cuộc thử nghiệm lâm sàn trong những tuần tới.

Tại một cuộc họp báo, cố vấn y tế chính của Bộ y tế Canada – Tiến sĩ Supriya Sharma gọi việc phê duyệt là “một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 và trong công cuộc nỗ lực đưa vắc xin đến với mọi cư dân Canada” và cho biết lần phê duyệt này là thành quả nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia khoa học để có thể đạt được kết quả này.

Sharma nói “Chúng tôi kết luận rằng có bằng chứng mạnh mẽ chứng minh được lợi ích của vắc xin lớn hơn những mối nguy hại mà nó mang lại” “Chúng ta đều biết rằng loại vắc xin tốt nhất chỉ hiệu quả với những người tin nó, và đồng ý tiêm nó. Một phần quan trọng của việc xây dựng lòng tin là tính công khai và minh bạch, đảm bảo việc cung cấp nhiều thông tin nhất có thể đến cho người dân, giúp họ đưa ra được những quyết định sáng suốt cho bản thân và những người thân của họ”.

Các cuộc thử nghiệm Pfizer đã kết luận rằng vắc xin này hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở 95% các bệnh nhân, một tuần sau khi tiêm liều thứ 2. Về khả năng miễn nhiễm trong một thời gian nhất định mà vắc xin mang lại hiện vẫn còn đang trong giai đoạn đánh giá.

vắc xin này là một loại mRNA, có nghĩa là nó sẽ dạy cho các tế bào cách tạo ra một loại protein kích hoạt phản ứng miễn dịch mà không cần phải sử dụng loại virus tạo ra COVID-19 sống. Một khi phản ứng miễn dịch được kích hoạt, các kháng thể được sinh ra sẽ giúp bảo vệ mọi người khỏi việc nhiễm bệnh khi bị virus xâm nhập vào cơ thể trong tương lai.

Trong một buổi phỏng vấn với CTV National News Medical Correspondent Avis Favaro, Tiến sĩ Jelena Vojicic cho biết cô rất hài lòng với quyết định của Bộ Y tế Canada.

“Đây chắc chắn là một thời khắc lịch sử đối với nền khoa học và người dân Canada. Và đây là kết quả của một quá trình nỗ lực to lớn, từ cộng đồng khoa học quốc tế, đến những nhân viên Pfizer và BioNTech tận tâm, các địa điểm thử nghiệm lâm sàng và những người tham gia vào buổi lâm sàng cùng những tình nguyện viên.”

“Và tất nhiên, tôi cũng phải ghi nhận công lao to lớn của Bộ Y tế Canada trong việc nhanh chóng xem xét hồ sơ của chúng tôi đồng thời duy trì các tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá và bảo quản cẩn thận dữ liệu”.

Những liều vắc xin đầu tiên dự kiến sẽ sớm đến Canada, và các kế hoạch tiêm vắc xin tại 14 điểm ở các thành phố lớn trên khắp Canada, trong vòng một đến hai ngày kể từ khi vắc xin đến đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Sharma, Fortin

Cố vấn y tế của Bộ y tế Canada – Tiến sĩ Supriya Sharma và Thiếu tướng Danny Fortin. (Nguồn: CTV News)

Vận chuyển vắc xin “ngay lập tức” 

Vojicic nói rằng vắc xin đã được chuẩn bị sẵn sàng để gửi đến Canada và chuẩn bị vận chuyển ngay từ Bỉ.

Đến cuối tháng 12, Canada sẽ nhận được 249.000 liều vắc xin này, hoặc đủ tiêm chủng cho 124.500 người, bởi vì cần tiêm hai mũi 0,3 ml vào cánh tay, cách nhau trong 21 ngày. Tổng cộng Chính phủ liên bang đã mua 20 triệu liều vắc xin, và dự kiến sẽ mua thêm 56 triệu liều nữa.

Từ đó, Fortin dự kiến sẽ có một “dòng chảy liên tục” các liều vắc xin – 4 triệu liều Pfizer và có khả năng là 2 triệu liều vắc xin Moderna sẽ được phê duyệt sau đó, vào cuối tháng 3 năm 2021. Moderna hiện đang là ứng viên tương đối phù hợp với quy trình quản lý của Canada, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có thông báo phê duyệt loại vắc xin này. Cắc xin Moderna cũng cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, nhưng không thấp như nhiệt độ bảo quản của Pfitzer, nhờ vậy việc triển khai vận chuyển vắc xin Moderna sẽ dễ dàng hơn.

Điều này có nghĩa là vào cuối tháng 3, Canada dự kiến sẽ có 3 triệu người Canada – hoặc tám phần trăm dân số quốc gia này – được chủng ngừa. Từ tháng 4 cho đến tháng 6, sẽ có khoảng từ 15 đến 19 triệu người Canada sẽ được chủng ngừa, tương đương với từ 40 đến 50% dân số. Sau đó, từ tháng 9 đến tháng 12, theo kế hoạch tất cả 38 triệu người Canada sẽ được tiêm chủng. Những dự đoán này được đưa ra dựa trên lịch vận chuyển dự kiến, và phụ thuộc vào việc phê duyệt theo quy định của những loại vắc xin khác.

Các nhóm ưu tiên sẽ là những người đầu tiên nhận được vắc xin, bắt đầu trước với số lượng có hạn. Sau nhóm này, những người có thể nhận vắc xin sẽ là những nhân viên và cư dân đang được chăm sóc dài hạn, và những cơ sở sinh hoạt tập trung cùng những nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao.

Mỗi tỉnh bang sẽ điều chỉnh các khuyến nghị của quốc gia về chế độ ưu tiên dựa trên tình hình chung của tỉnh. Ví dụ, Ontario đã lựa chọn sử dụng những đợt nhỏ đầu tiên tại Toronto và Peel, nơi có nhiều cuộc cách ly diễn ra do số lượng các ca nhiễm tăng đợt biến trong nhiều tuần.

Doug Ford, Thủ hiến Ontario, cho rằng: “đã có ánh sáng nơi cuối đường hầm”.

Hiện tại, vắc xin đang được khuyến cáo sử dụng cho những người trên 16 tuổi, và những cuộc thử nghiệm lâm sàng tiếp theo sẽ được thực hiện trên trẻ em. Rất có khả năng việc phê duyệt của Bộ Y tế Canada sẽ được điều chỉnh trong tương lai, cho phép sử dụng vắc xin đối với trẻ em, nếu có dữ liệu từ các nghiên cứu hỗ trợ cho việc này.

Vì vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới -70 độ C, Pfizer sẽ được vận chuyển trong các thùng đặc biệt giúp giữ vắc xin ổn định trong nhiều ngày.

“Những lô hàng này cũng được trang bị các thiết bị ghi dữ liệu hỗ trợ GPS để ghi lại nhiệt độ cũng như vị trí của những lô hàng này. Vì vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, giữa điểm sản xuất và điểm sử dụng, chúng tôi có thể định vị những lô hàng này để tránh việc có nhiệt độ không mong muốn” Vojicic cho biết, cô cũng nói rằng cô không nghĩ việc bảo vệ cho những lô hàng này là một vấn đề khó khăn.

Trước khi đưa vào sử dụng, vắc xin sẽ được rã đông, lọc và trộn, nhưng chỉ có thể sử dụng trong vòng vài giờ ở nhiệt độ phòng, do đó 14 cơ sở y tế đầu tiên thử nghiệm vắc xin Pfizer phải có tủ đông cực lạnh, để tránh lãng phí nhất có thể khi vận chuyển vắc xin đến những nơi khác. Điều này có nghĩa là, những cư dân sống ở những vùng lãnh thổ và các vùng sâu xa khác cần phải đợi đến lúc vắc xin Moderna được phê duyệt mới có thể nhận được và tiến hành tiêm phòng.

pfizer

Hình ảnh nhà máy sản xuất dược phẩm Pfizer ở Puurs, Belgium. (AP Photo/Virginia Mayo, File) (Nguồn: CTV News)

Canada – Quốc gia thứ 3 trên thế giới phê duyệt vắc xin COVID-19

Canada là quốc gia thứ ba trên thế giới phê duyệt vắc xin Pfizer-BioNTech.

Bahrain là nước phê duyệt đầu tiên, sau đó là Vương Quốc Anh, đã thực hiện tiêm vắc xin cho những cư dân nước này trong tuần trước, mặc dù dù Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế và Chăm sóc Sức khỏe đã cảnh báo về việc những người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng không nên tiêm vắc xin vì họ đã phát hiện 2 trường hợp gặp phản ứng có hại, xảy ra ở các nhân viên y tế sau khi họ được tiêm vắc xin.

Nhìn chung những tác dụng phụ được báo cáo trong quá trình thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin này có những tác dụng phụ giống với những loại vắc xin khác, và được xem là “nhẹ hoặc trung bình”. Những tác dụng này bao gồm: đau lúc tiêm ngừa, cơ thể ớn lạnh, cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ sẽ phê duyệt cho vắc xin Pfizer-BioNTech được đưa vào sử dụng vào tuần này.

Trong những tuần qua, đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vị trí của Canada trong việc phát triển vắc xin so với những quốc gia khác, đưa ra dựa trên việc Canada không thể sản xuất vắc xin trong nước. Nhưng Pfizer phát biểu vào hôm thứ 4 rằng: “Bạn có thể nhìn thấy được những gì xảy ra ngày hôm nay, rằng chúng tôi chắc chắn không phải nằm ở vị trí cuối cùng. Chúng tôi thật sự đang đi đầu trong việc phê duyệt và triển khai vắc xin”.

“Tôi nghĩ chúng tôi rất hài lòng về cách Canada đã làm,” Vojicic nói.

Khi được hỏi làm cách nào Canada có thể đánh bại FDA Hoa Kỳ trong việc so sánh mức độ an toàn của vắc xin, Sharma cho rằng:  “Chúng tôi không chạy đua và không cố gắng đánh bại bất kỳ cơ quan quản lý nào, những gì chúng tôi đang cố gắng làm là đánh bại… virus này và chống lại virus này,” cô nói.

“Mọi việc xảy ra như vậy là do chúng tôi đã nhận được thông tin cuối cùng vào tối hôm qua, mọi người đã làm việc tại đó, họ đã thức dậy sớm vào sáng nay để chuẩn bị sẵn sàng… đó là lý do tại sao chúng tôi công bố hôm nay,” Sharma nói và nói thêm rằng các quan chức Canada sẽ tham gia vào cuộc họp của Hoa Kỳ sắp diễn ra trong vài ngày tới để thảo luận về sự phê duyệt của họ đối với Pfizer.

Thông thường, quá trình xem xét việc nộp vắc xin có thể mất đến 1 năm, nhưng vì yêu cầu khẩn cấp, Bộ Y tế Canada đã có thể xúc tiến quy trình cấp phép. Cơ quan này đã bắt đầu xem xét theo quy định đối với vắc xin Pfizer vào tháng 10, và từ đó đánh giá thông tin lấy từ những nghiên cứu của các công ty dược phẩm, thay vì đợi cho đến khi nó hoàn thành mới bắt đầu thực hiện xem xét kết quả.

“Người Canada có thể tin tưởng rằng quá trình xem xét diễn ra nghiêm ngặt và chúng tôi có các hệ thống giám sát mạnh mẽ. Bộ Y tế Canada và Cơ quan Y tế Công cộng của Canada sẽ giám sát chặt chẽ tính an toàn của vắc-xin khi nó được đưa ra thị trường và sẽ không ngần ngại hành động nếu xác định được bất kỳ mối lo ngại nào về mức độ an toàn ”, Bộ Y tế Canada cho biết hôm thứ Ba.

Gã khổng lồ dược phẩm cũng sẽ phải thường xuyên cung cấp thêm thông tin về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn. Pfizer đã đồng ý theo dõi những người tham gia thử nghiệm lâm sàng trong hai năm liên tiếp sau khi họ nhận liều tiêm thứ 2, và sẽ thông báo một kế hoạch quản lý rủi ro đầy đủ bao gồm các vấn đề an toàn đã biết và tiềm ẩn, kế hoạch thu thập thông tin về độ an toàn cùng tính hiệu quả, và các biện pháp sẽ được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến sản phẩm trước ngày 31/3.

Các kế hoạch đang được thực hiện ở mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ để theo dõi những người được tiêm vắc xin, và Chính phủ liên bang đang xem xét về một lớp giám sát quốc gia bổ sung đối với mức độ tiêm chủng tổng thể và các phản ứng bất lợi.

Pfizer là một trong bốn nhà cung cấp vắc xin được Bộ Y tế Canada đánh giá, bên cạnh Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Canada đã ký hợp đồng đảm bảo việc sẽ sử dụng 194 triệu liều vắc xin COVID-19 tiềm năng, cùng với việc mua thêm 220 triệu liều nữa, điều này có nghĩa là nếu tất cả các cuộc thử nghiệm được triển khai, Canada sẽ mua tổng 414 triệu liều.

Sáu trên bảy loại vắc xin đều yêu cầu 2 liều tiêm, chỉ Johnson & Johnson là ngoại lệ. Đối với những vắc xin yêu cầu 2 liều, ngoại trừ vắc xin Moderna và Astra Zeneca yêu cầu thời gian cách ngày là 21, thì những vắc xin khác sẽ được tiêm cách nhau 28 ngày.

Vắc xin Covid-19 sẽ được tiêm miễn phí cho người dân Canada, và việc tiêm phòng là không bắt buộc.

“Đó là một ngày đặc biệt đối với Canada. Một bước tiến nữa trên con đường chống lại đại dịch, nó là công cụ chống lại dịch COVID-19, cùng với những biện pháp khác” Sharma nói. “Chúng ta sẽ có những loại vắc xin khác sẽ được ra mắt, nhưng tôi tin trong một năm không có nhiều tin vui như năm nay thì đây là một tin khá tốt. Và tôi nghĩ chúng ta nên dành chút thời gian để cảm nhận điều này trước khi quay trở lại với công việc.”

Theo CTV News.

Để biết thêm thông tin về các chương trình và cơ hội định cư tại Canada, hãy liên hệ ngay cho Will & Partners qua số hotline 024 36 888 833 hoặc email info@willnpartners.vn để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tin tức liên quan