Virus Corona bùng phát ở Ấn Độ-Lời cảnh tỉnh toàn cầu

Cuộc khủng hoảng virus Corona tại Ấn Độ gần đây đã cho thấy rằng ngày đại dịch kết thúc vẫn còn rất xa. Một số quốc gia đang bắt đầu hướng đến việc nới lỏng các các biện pháp phòng dịch trong tương lai gần liệu đây có phải lựa chọn khôn ngoan?

Trong khi một số quốc gia đang đẩy mạnh tiến độ tiêm ngừa virus corona và hướng tới việc nới lỏng các biện pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng của dịch bệnh, thì Ấn Độ hiện phải đối mặt với đợt bùng phát đại dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay, cũng là sự kiện nhấn mạnh rằng đại dịch vẫn còn chưa kết thúc.

Việc đông dân số của Ấn Độ đã gây thêm thách thức cho quốc gia này khi đối mặt với chủng virus có khả năng lây nhiễm cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cuộc bùng phát tại Ấn Độ cho thấy các quốc gia khác nên cảnh giác với các đợt tái bùng phát có thể dẫn đến việc phát triển các biến thể có vấn đề khác với khả năng lây nhiễm trên toàn cầu.

Dù các ca nhiễm ở Hoa Kỳ đang trên đà giảm xuống kể từ đợt cao điểm vào đầu năm, các ca nhiễm tại Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vào tháng 1 và tháng 2, quốc gia này đã ghi nhận từ 10,000 đến 15,000 ca nhiễm mỗi ngày. Các ca nhiễm đã bắt đầu tăng lên vào tháng 3 với 50,000 ca và sau đó là hơn 60,000 ca mỗi ngày.

Hiện Ấn Độ đã báo cáo gần 400,000 ca nhiễm và hơn 3,000 ca tử vong mỗi ngày. Các chuyên gia tin rằng những cuộc tụ tập trong cộng đồng liên quan đến các buổi lễ tôn giáo và bầu cử là nguyên nhân chính dẫn đến việc bùng nổ, kết quả là việc thiếu giường bệnh và nguồn cung oxy trầm trọng.

virus corona bùng phát nghiêm trọng tại Ấn Độ

Với việc, số lượng các ca nhiễm và ca tử vong có khả năng bị báo cáo thấp hơn so với thực tế, Manoj Mohanan của Đại học Duke cho biết

“Tôi nghĩ bất cứ ai – đặc biệt là những đồng nghiệp của tôi trong chính phủ – nếu ai đó tuyên bố rằng không có việc báo cáo thiếu thì thật là khó tin”

“ Chúng ta cần đánh giá được mức độ là bao nhiêu, đây thật sự là một câu hỏi thực nghiệm. Tôi nghĩ trừ khi chúng ta có dữ liệu tử vong chính xác thì việc có con số về các ca nhiễm sẽ rất khó và ngay lúc này đây, dữ liệu là thứ khó có thể tìm thấy nhất”

Các chuyên gia tại Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington cho rằng

“Số lượng các ca nhiễm được phát hiện cần phải được nhân lên 20 hoặc nhiều hơn để có được số lượng các ca nhiễm hiện đang xảy ra tại Ấn Độ.”

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Viện còn cho biết.

“Nếu không có các biện pháp quyết liệt để hỗ trợ hệ thống y tế nhằm đối phó với sự tấn công dữ dội này, bằng việc giảm các buổi tụ tập cộng đồng, tăng cường hiệu quả sử dụng khẩu trang, thì tình hình hiện tại đang có vẻ khá tồi tệ đối với Ấn Độ”

Viện dự kiến Ấn Độ sẽ ghi nhận hơn 1 triệu ca tử vong vào đầu tháng 8. Số ca tử vong chính thức hiện tại đã vượt mức 218,000 người, do đó Viện ước tính số ca tử vong tại quốc gia này sẽ có thể vượt mức 420,000 ca tính đến ngày 1/5.

Hiện số ca nhiễm được ghi nhận trên toàn cầu trong hai tuần qua đã nhiều hơn số ca nhiễm  được ghi nhận vào 6 tháng đầu đại dịch, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới – Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. Trong đó, Ấn Độ chiếm gần 45% tổng số ca nhiễm mới vào tuần trước.

Nhưng, một số quốc gia khác vẫn đang tăng tiến độ và thậm chí còn đang xem xét nới lỏng các biện pháp giảm thiểu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tuần trước đã đưa ra các bước tiếp theo nhằm xóa bỏ các biện pháp phong tỏa và Tổng thống Joe Biden đã nói với những người dân Hoa Kỳ rằng ông vẫn mong đợi một ngày lễ Quốc Khánh, 4 tháng 7 bình thường.

“Thật vui khi thấy có số lượng ca nhiễm và các ca tử vong giảm nhẹ tại một số khu vực, nhưng rất nhiều quốc gia vẫn đang trải qua những đợt dịch dữ đội và tình hình tại Ấn Độ thật quá đau lòng”

“WHO đang làm tất cả mọi thứ có thể, cung cấp các thiết bị và vật tư thiết yếu, gồm hàng nghìn máy tạo oxy, bệnh viện dã chiến di động đúc sẵn và vật tư phòng thí nghiệm.” – Tedros phát biểu trong một cuộc họp báo gần đây.

Tedros đã gọi tình hình tại Ấn Độ là “Một cảnh báo tàn khốc về những gì chủng virus này có thể gây ra”

Trong khi dân số Ấn Độ – gần 1.4 tỉ người – là nguyên nhân góp phần dẫn đến việc bùng phát dữ dội, thì những quốc gia nhỏ khác, vẫn nên chú ý và chuẩn bị cho bất kỳ cuộc tái bùng phát nào trong tương lai.

Một bước đi mà những quốc gia như Hoa Kỳ nên thực hiện, theo Mohanan, là nghiên cứu sâu hơn về các biến thể của virus corona.

Các nhà nghiên cứu đang xem xét về một biến thể đang phát tán tại Ấn Độ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đột biến các ca nhiễm. WHO đã xem nó là một “ biến thể đáng quan tâm” và khuyến cáo rằng có thể sẽ có những đột biến giúp nó dễ lây lan hơn.

vaccine corona có phải là giải pháp cho đại dịch toàn cầu?

Các chuyên gia lo ngại về việc biến thể đã tránh khỏi sự bảo vệ của vaccine. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci gần đây đã cho biết, Covaxin, một loại vaccine được phát triển tại Ấn Độ, có thể có khả năng vô hiệu hóa biến thể này.

Nhưng chỉ khoảng 2% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ, và khoảng 10% sẽ nhận được liều vaccine đầu tiên. Các quan chức gần đây chỉ mới công bố về điều kiện tiêm vaccine cho những người trẻ tuổi, những người chiếm phần lớn dân số Ấn Độ. Theo IHME, 79% dân số Ấn Độ cho biết họ sẽ tiêm, hoặc có thể sẽ tiêm vaccine COVID-19.

“Tôi không thấy được lối ra nếu không có việc tiêm phòng, Ấn Độ cần phải đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng của họ” – theo Mohanan.

Tuy nhiên, lãnh đạo tổ chức sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Viện Huyết Thanh Ấn Độ, đã cho biết trong một buổi phỏng vấn rằng, sự thiếu hụt vaccine trong nước có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Nhiều cáo buộc cho rằng các nước Phương Tây dự trữ vaccine mà không chia sẻ hay giúp đỡ Ấn Độ.

Mặc dù đợt bùng phát hiện tại ở Ấn Độ là đợt lớn nhất từng thấy từ trước đến nay, nhưng đây không phải là quốc gia duy nhất báo cáo về một làn sóng lây nhiễm khác – Iran, Brazil, Columbia và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đều trải qua những đợt tăng đột biến trong số ca tử vong hàng ngày, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Cơ hội lây lan của virus càng lớn thì khả năng đột biến gen của chúng càng cao. Ngay cả khi một quốc gia đã được tiêm chủng đầy đủ, việc lây nhiễm từ một quốc gia khác có thể sinh ra các biến thể miễn vaccine.

Như Tedros đã tóm tắt lại vào đầu năm nay

“Nói cách khác, chỉ khi chúng ta có thể ngăn chặn virus ở khắp mọi nơi, chúng ta mới có thể trở lại bình thường”.

Để biết thêm thông tin về các chương trình và cơ hội định cư tại Canada, hãy liên hệ ngay cho Will & Partners qua số hotline 024 36 888 833 hoặc email willandpartners.vn@gmail.com để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Tin tức liên quan